Bhutan - đất nước nên đến một lần trong đời.

Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới - BHUTAN 

Sơ lược về đất nước Bhutan

Bhutan là một nước nhỏ ở dãy Himalaya nằm giữa khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc và Ấn Độ.

Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, Bhutan còn là một đất nước với một nền văn hóa khác biệt và để lại ấn tượng sâu đậm cho du khách đến thăm. Truyền thống của Bhutan là một thể liên kết chặt chẽ với vương quốc và tách biệt rõ ràng với các nước láng giềng bên cạnh. Bhutan là quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa duy nhất trên thế giới. Những truyền thống Phật giáo vẫn được duy trì và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dân Bhutan trong cuộc sống. Bhutan còn được mệnh danh là ‘Thiên đường hạ giới cuối cùng’ (The Last Shangri-la) với môi trường tự nhiên nguyên sơ và một xã hội phát triển hài hòa.

Bhutan là một đất nước độc đáo cả về mặt văn hóa và môi trường với triết lý phát triển lấy “Tổng Hạnh Phúc Quốc nội” thay cho GDP (Tổng sản phẩm quốc nội); nơi mà sự phát triển được đo lường bằng hạnh phúc toàn diện của người dân chứ không chỉ dựa trên tổng sản phẩm trong nước.

Bhutan là một quốc gia ở “thế giới thứ ba” với hình thức nông nghiệp tự cung tự cấp lâu đời. Ngày nay, công dân Bhutan được hưởng nền giáo dục miễn phí cùng với chăm sóc y tế miễn phí. Ngoài ra, bán và sử dụng thuốc lá là hành vi phạm pháp và sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

Nguồn thu nhập chính của vương quốc đến từ du lịch, thủy điện và nông nghiệp.

Dù văn hóa truyền thống đã được duy trì rất tốt, đất nước mở cửa cùng với sự xâm nhập của truyền hình và internet vào năm 1999 đã tạo ra ảnh hưởng lớn tới nền văn hóa hiện đại chủ yếu tập trung vào các quán bar và phòng bi-da. Hậu quả là không có dấu hiệu phát triển nào của nghệ thuật đương đại, kinh kịch hay âm nhạc…

Người Bhutan theo Phật giáo với ngôn ngữ chính là Dzongkha (mặc dù có những khác biệt vùng miền – như Sharchopkha, ngôn ngữ chủ yếu ở miền Đông Bhutan), nổi tiếng bởi trang phục truyền thống và phong cách kiến trúc đặc trưng. Dân tộc Bhutan chủ yếu bao gồm các tộc người Ngalops và Sharchops, được gọi là Tây Bhutan và Đông Bhutan, và Lhotshamphas (Nam Bhutan). Người Ngalops chủ yếu sống ở phía Tây Bhutan và liên quan chặt chẽ với các láng giềng phía bắc như Tây Tạng.

Tổng Hạnh Phúc Quốc Nội

Triết lý này là đứa con tinh thần của nhà vua Jigme Singye Wangchuck, người thừa hưởng nền giáo dục hiện đại ở Ấn Độ và Vương quốc Anh, ông nhận ra rằng thành công về mặt kinh tế không đồng nghĩa với một xã hội ấm no hạnh phúc. Ngay sau khi đăng quang năm 1974, vị vua trẻ tuổi nhen nhóm các ý tưởng hình thành một định nghĩa mới cho sự phát triển cùng với các hướng phát triển mới để cai trị đất nước. Theo thời gian, những ý tưởng thành hình, năm 1998, chỉ số GNH được công bố. GNH là viết tắt của “Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia” (Gross National Happiness) và được xác định bởi bốn tiêu chí sau: tăng trưởng và phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, khuyến khích sử dụng bền vững của môi trường, và thiết lập quản trị tốt. Dù khái niệm GNH nhận được nhiều lời khen ngợi quốc tế và là sự hấp dẫn với các khách du lịch, du khách cũng nên biết rằng ý tưởng vẫn đang trong giai đoạn phát triển, và rất khó để có thể có cái nhìn cụ thể về GNH ngay tại Bhutan.

Ngày 19 Tháng 7 năm 2011, 68 quốc gia đã trở thành đồng tài trợ của Vương quốc Bhutan cho mục tiêu “Hạnh phúc: Hướng tới một cách tiếp cận toàn diện để phát triển”. Sáng kiến này đã được thông qua bởi sự đồng thuận của 193 thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Tiếp theo quyết định đó, Chính phủ Hoàng gia Bhutan đã tổ chức một cuộc họp cấp cao về “Hạnh phúc và An sinh: Xác định một mô hình kinh tế mới” vào ngày 2 tháng 4 năm 2012 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York.

Cuộc họp này là bước khởi động để tiếp tục thực hiện tầm nhìn của một mô hình kinh tế hạnh phúc và bền vững mới dựa trên hiệu quả tích hợp các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, đất nước Bhutan vẫn tiếp tục là nơi đi đầu trong việc thực hiện nghị quyết này và tích cực cổ vũ khái niệm về hạnh phúc quốc dân trên trường quốc tế.

 

 

Khi du lịch Bhutan, bên cạnh việc thăm thú và ngắm cảnh, du khách cũng cần có các hiểu biết cơ bản về đất nước, văn hóa, lịch sử. Phần 2 của Cẩm nang du lịch Bhutan sẽ giới thiệu về lịch sử, địa lý và khí hậu của vùng đất Rồng Sấm.

Lịch sử của đất nước Bhutan

Những người đầu tiên đến Bhutan chỉ sau kỉ băng hà một khoảng thời gian ngắn, và có rất ít thông tin về thời tiền sử của Bhutan. Những ghi chép lịch sử đầu tiên xuất hiện cùng với Phật giáo vào thế kỷ thứ 7, khi Guru Rinpoche (Đức Liên Hoa Sanh) đến thăm Bhutan và thành lập tu viện.

Năm 1865, Ấn Độ thuộc Anh và Bhutan đã ký Hiệp ước Sinchulu, theo đó Bhutan sẽ được nhận một khoản trợ cấp hàng năm và đổi lại sẽ chịu nhượng lại một phần đất biên giới. Dưới ảnh hưởng của Anh, chế độ quân chủ đã được thiết lập vào năm 1907; ba năm sau đó, một hiệp ước được ký kết theo đó người Anh đồng ý không can thiệp vào công việc nội bộ Bhutan và Bhutan cho phép Anh chỉ đạo hoạt động đối ngoại của mình. Sau khi Ấn Độ giành độc lập từ Anh Quốc năm 1947, Bhutan là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận nền độc lập của Ấn Độ. Hai năm sau, hiệp ước Indo-Bhutan được kí kết, chính thức hóa các khoản trợ cấp hàng năm mà Bhutan được nhận từ Ấn, và xác định trách nhiệm của Ấn Độ trong quốc phòng và đối ngoại.

Tháng 12 năm 2006, Vua Jigme Singye Wangchuck chuyển giao quyền lực cho con trai cả, Hoàng Thái tử Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, và đã ban cho ngài vương hiệu Druk Gyalpo thứ năm. Lễ đăng quang chính thức diễn ra vào tháng Mười năm 2008. Vị vua thứ 5 không những có học thức cao (đã từng theo học tại các đại học Boston và Oxford) mà còn luôn được người dân cả nước tin yêu và kính trọng.

Đức Guru Rinpoche là ai?

Bạn không thể đi du lịch ở Bhutan mà không nhìn thấy hình ảnh của một người đàn ông đội một cái mũ cao với nhiều hoạ tiết cầu kì, với đôi mắt rộng mở và ánh nhìn cương trực. Đây là nhà hiền triết vĩ đại thế kỷ thứ 8 của Phật giáo Kim Cương thừa, Đức Padmasambhava hay còn được gọi là Guru Rinpoche. Theo truyền thuyết, Đức Padmasambhava đã được sinh ra từ một bông hoa sen, ông sở hữu trí tuệ tuyệt vời và cái nhìn sâu sắc từ khi còn rất trẻ. Hơn nữa, ông hoàn toàn nắm được các yếu tố tự nhiên, và giống như một nghệ nhân gốm tuyệt đỉnh biến hóa bùn đất trở thành những tác phẩm tuyệt đẹp, ông có thể cảm hóa và thay đổi những hành vi tiêu cực thành những điều đẹp đẽ và có ích.

Sự liên kết đặc biệt giữa Đức Rinpoche và Bhutan khởi nguồn từ chuyến du hành của ông đến thị trấn Jakar theo lời mời của nhà vua nhằm giúp tiểu trừ các thế lực đen tối. Với thành công vang dội từ chuyến du hành, Phật giáo lan rộng khắp đất nước Bhutan. Ngày nay, xá lợi của nhà hiền triết vẫn còn được lưu giữ ở Kurjey Lhakhang, Jakar. Ông cũng có nhiều truyền thiết liên quan đến các thánh địa tại Bhutan, đặc biệt là với tu viện cheo leo bên vách đá ở Paro, tu viện Taktsang (Tiger Nest).

Khí hậu tại Bhutan rất phù hợp để du lịch

Dù diện tích đất nước khá nhỏ, thời tiết Bhutan thường xuyên có sự thay đổi từ Bắc vào Nam, từ thung lũng này sang thung lũng khác, và chủ yếu phụ thuộc vào độ cao. Ở miền Bắc Bhutan, vùng biên giới với Tây Tạng quanh năm được bao phủ bởi tuyết. Trong khi miền tây, miền trung và miền đông Bhutan (Ha, Paro, Thimphu, Wandue, Trongsa, Bumthang, Trashi Yangtse, Lhuntse) thì có thời thiết giống như ở Châu Âu. Mùa đông kéo dài từ tháng Mười đến tháng Ba. Punakha là một ngoại lệ vì nằm trong một thung lũng thấp, mùa hè thời tiết nóng và mùa đông thì dễ chịu. Miền Nam Bhutan giáp với Ấn Độ có khí hậu nóng ẩm (khí hậu cận nhiệt). Bhutan không bị ảnh hưởng bởi gió mùa từ miền Bắc Ấn Độ. Những tháng hè thường ẩm ướt và có mưa rào vào chiều tối. Mùa đông là thời kỳ khô hạn nhất, trong khi mùa xuân và mùa thu có không khí rất dễ chịu.

Đất nước Bhutan có bốn mùa tương đối rõ rệt giống như Tây Âu. Nhiệt độ ở phía nam từ 15° C vào mùa đông (tháng mười hai – tháng hai) đến 30°C vào mùa hè (tháng sáu – tháng tám). Ở Thimphu là -2.5° C trong tháng Giêng đến 25°C vào tháng Tám và với lượng mưa là 100mm.

Ở các vùng núi cao nhiệt độ trung bình là 0°C vào mùa đông và cao nhất 10°C vào mùa hè, với trung bình 350mm lưu lượng mưa. Lượng mưa thay đổi đáng kể so với độ cao. Lượng mưa trung bình thay đổi từ vùng này đến vùng khác.

Các ngày lễ quốc gia và du lịch Bhutan 

  • 02 Tháng 1 – Ngày Đông Chí (chỉ ở miền Tây Bhutan)
  • 24 tháng 1 – Ngày truyền thống ban phước lành (một ngày cung cấp thức ăn cho sinh vật đói – được tổ chức như năm mới ở miền Đông Bhutan)
  • Ngày 22 – 23 tháng 2 – (Năm của Rồng Nước) – Năm mới (Losar)
  • Ngày 21 – 23 tháng hai (hàng năm) – Sinh nhật của nhà vua thứ 5 Jigme Khesar Namgyal Wangchuck
  • Ngày 2 tháng 5 (mỗi năm) – Sinh nhật của vị vua thứ 3 Jigme Dorji Wangchuck
  • Ngày 01 tháng 5 (không cố định) – Shabdrung Kuchoe (kỷ niệm sự ra đi của Shabdrung Ngawang Namgyal năm 1651)
  • Ngày 04 tháng 6 (không cố định) – Kỷ niệm ngày nhập Niết bàn của Đức Phật.
  • Ngày 29 tháng 6 (không cố định) – Kỷ niệm ngày sinh Guru Rinpoche
  • Ngày 23 tháng 7 (không cố định) – Các bài giảng đầu tiên của đức Phật
  • Ngày 21 tháng 9 (không cố định) – Thimphu Drubchen (Chỉ ở Thimphu)
  • Ngày 25 – 27 Tháng 9 (không cố định) – Thimphu Tshechu (Chỉ ở Thimphu)
  • Ngày 22 tháng 9 (không cố định) – Ngày cầu mưa.
  • Ngày 24 tháng 10 (không cố định) – lễ Dashain của người Hindu
  • Ngày 01 tháng 11 (không cố định) – Lễ đăng quang của Nhà vua
  • Ngày 06 tháng 11 (không cố định) – Ngày giáng thế của Đức Phật
  • Ngày 11 tháng 11 (hàng năm) – Sinh nhật vị vua thứ 4 Jigme Singye Wangchuck
  • Ngày 17 tháng 12 (hàng năm) – ngày Quốc khánh, kỷ niệm 1907 đăng quang của vua cha truyền con nối đầu tiên của Bhutan, Ugyen Wangchuck.

Ngoài các ngày lễ quốc gia ở trên, cũng có những ngày lễ Tshechu được tổ chức theo khu vực.

Các thông tin cơ bản về đất nước Bhutan

  • Travellers and Magicians: Bộ phim tài liệu quốc tế đầu tiên về đất nước Bhutan đã được thực hiện vào năm 2003, giới thiệu cuộc sống ở Bhutan.
  • The Archers of Bhutan, khám phá tầm quan trọng về văn hóa và lịch sử của môn thể thao quốc gia, bắn cung, cũng như những thất bại ê chề tại các kỳ Olympic.
  • Beyond the Sky and the Earth – một tiểu thuyết của Jamie Zeppa kể về câu chuyện có thật của Jamie – một thanh niên người Canada dạy học tại Bhutan – rất thú vị và bổ ích.
  • The Raven Crown: Một cuốn sách của Michael Aris về nguồn gốc của chế độ quân chủ Phật giáo ở Bhutan.
  • The Circle of Karma – một tiểu thuyết xuất sắc của tác giả nổi tiếng Bhutan Kunzang Choden – cái nhìn sâu sắc về đời sống của phụ nữ Bhutan.

Truyền thông tại Bhutan

  • Kuensel: Tờ nhật báo của chính phủ với lịch sử hơn bốn mươi năm.
  • Người Bhutan (The Bhutanese):  Một tờ báo tư nhân xuất bản hai kỳ một tuần. Rất được yêu thích với tôn chỉ táo bạo cùng các bài viết gây tranh cãi và các tin tức nóng hổi.
  • BBS:  Đài truyền hình chính thức của Bhutan
  • Bhutan Times: Nguồn tin độc lập về Bhutan – các tin tức thương mại và có phần lá cải. BT được phát hành hàng tuần vào chủ nhật.
  • Bhutan Observer: Một nguồn tin độc lập của  Bhutan – Bàn về xã hội với những câu chuyện sâu sắc. BO phát hành hàng tuần vào thứ Sáu.
  • Radio Valley: Đài phát thanh tư nhân đầu tiên tại Bhutan. Có chương trình phát sóng “With Love From Home” có thể nghe trực tuyến.
  • Kuzoo FM: tiếng Anh – tổng hợp về nhạc trẻ cùng các chương trình thảo luận – FM 105.
  • Centennial radio: Chương trình phát thanh bằng tiếng Anh và tiếng Bhutan (Dzongkha)

Vùng địa lý của Bhutan

Địa lý Bhutan có thể được chia thành ba khu vực, với 20 quận, huyện, dzongkhag:

  • Trung Bhutan
  • Đông Bhutan
  • Tây Bhutan

Các thành phố tại Bhutan

Dù các ngôi làng ở  Bhutan đều đẹp như tranh vẽ với các điểm du lịch thú vị, thì các thành phố và thị trấn được xây dựng với cấu trúc bê-tông thực dụng – tuy nhiên có 2 ngoại lệ đó là Trashiyangtse và Trashigang.

  • Thimphu – Thành phố thủ đô
  • Jakar (Bumthang) – Một trung tâm hành chính ở phía bắc và nơi bắt nguồn của Phật giáo ở Bhutan.
  • Mongar – Một trong những thị trấn lớn nhất ở phía đông Bhutan.
  • Paro – thành phố có sân bay quốc tế và Tu viện Taktsang.
  • Punakha – Thủ phủ mùa đông của Bhutan.
  • Phuentsholing – Một thị trấn ở biên giới Ấn Độ với điểm nhập cảnh cho du khách đến bằng xe buýt từ Tây Bengal.
  • Samdrup Jongkhar – Một trung tâm hành chính ở phía đông nam. Đây là điểm nhập cảnh cho khách du lịch đến từ Assam.
  • Trashigang – Một thị trấn đẹp như tranh vẽ  ở phía đông.
  • Trongsa – Một thị trấn hành chính nhỏ nổi tiếng với dzong và Tháp Trongsa.
Chia sẻ:

Bài viết cũ hơn Bài viết mới hơn

Bài viết cùng danh mục:

 0938 494 789